10 Tháng Mười, 2024

Tổng hợp những phim cổ trang kim dung đình đám mọi thời đại

Với những ai yêu thích thể loại phim cổ trang, chắc hẳn sẽ không xa lạ với phim cổ trang Kim Dung.  Phim cổ trang Kim Dung trở thành dòng phim độc đáo, góp phần làm nên bản sắc của điện ảnh Hoa ngữ. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn bộ phim cổ trang kiếm hiệp hay nhất bạn nhất định không nên bỏ qua.

Mục Lục

Những phim cổ trang kim dung được yêu thích nhất

ANH HÙNG XẠ ĐIÊU

Phim cổ trang anh hùng xạ điêu
Phim cổ trang anh hùng xạ điêu

Bài viết liên quan: phim cổ trang cung đấu

Anh hùng xạ điêu là phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Kim Dung. Tác phẩm được công bố năm 1957, có bối cảnh đời Nam Tống, Trung Quốc. Nhân vật trung tâm là Quách Tĩnh – chàng trai có tài bắn chim điêu. Quách Tĩnh khù khờ, chậm hiểu nhưng trung hậu và giàu nghĩa hiệp. Nhờ “cần cù bù thông minh”, chàng nắm được nhiều bí quyết võ thuật và ngày càng mạnh mẽ.

Trên đường phiêu bạt giang hồ, Quách Tĩnh gặp và yêu Hoàng Dung, cô gái tài trí hơn người, ứng biến nhanh nhạy. Cặp uyên ương quyết định vào sinh ra tử dù bị nhiều người phản đối và phải tranh đấu với nhiều âm mưu, thế lực.

Anh hùng xạ điêu từng ít nhất 9 lần được dựng thành phim. Tuy nhiên hai phiên bản Anh hùng xạ điêu năm 1983 và bản năm 1994 tạo tầm ảnh hưởng nhiều nhất đến khán giả.

Hai diễn viên trẻ Trương Trí Lâm (Quách Tĩnh) – Chu Ân (Hoàng Dung) trong phiên bản Anh hùng xạ điêu (1994) ngày ấy đã rất áp lực trước cái bóng quá lớn của Huỳnh Nhật Hoa và Ông Mỹ Linh của bản phim 1983. Nhưng sau khi phát sóng, bộ phim cũng nhận được rất nhiều ủng hộ của các khán giả trẻ. Nhân vật Hoàng Dung xinh tươi lanh lợi qua diễn xuất của Chu Ân cũng được nhiều người dùng làm “mốc” để so sánh với các phiên bản sau này. La Gia Lương cũng có một nhân vật khó quên trong nghiệp diễn với vai Dương Khang.

TIẾU NGẠO GIANG HỒ

Phim tiếu ngạo giang hồ
Phim tiếu ngạo giang hồ

Bài viết liên quan: Phim đam mỹ cổ trang Trung Quốc

Đây chính là bá vương của tác phẩm được chuyển thể nhiều nhất với con số là 13 lần, và thể hiện được đậm chất giang hồ nhất.

Tác phẩm được bắt đầu viết năm 1967 và hoàn thành năm 1969. Bốn chữ Tiếu ngạo giang hồ được lấy từ câu trong tiểu thuyết Tây du ký của Ngô Thừa Ân. Đây cũng là tên bản nhạc cầm tiêu hợp tấu được nhắc đến trong tác phẩm.

Tiếu ngạo giang hồ là tựa đề của một khúc nhạc cầm tiêu hợp tấu trong phim. Phim được chuyển thể từ nguyên tác của nhà văn Kim Dung. Phim xoay quanh chủ đề tình yêu, tình bạn, cùng những ham muốn tranh quyền đoạt lợi và những âm mưu đen tối, để tranh giành bí kíp võ công vô địch thiên hạ.

Bộ phim này được khá đông đảo quần chúng xem và đón nhận về ý nghĩa cao đẹp và ly kỳ của bộ phim này. Phiên bản năm 2001 vẫn được xem là phiên bản hay nhất. Trong số các tác phẩm chuyển thể, được giới phê bình đánh giá cao nhất là loạt phim điện ảnh do Lâm Thanh Hà đóng Đông Phương Bất Bại. Ở mảng truyền hình, Lệnh Hồ Xung do Lữ Tụng Hiền thể hiện được xếp vào hàng kinh điển.

THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP

Phim cổ trang thần điêu đại hiệp
Phim cổ trang thần điêu đại hiệp

Có lẽ bộ phim này thì ai cũng đều biết đến, và cũng là một tác phẩm quan trọng nhất trong sự nghiệp của tác giả. Có thể nói Cô Cô và Dương Quá là hai cái tên mà ít ai không biết đến khi nhắc đến phim cổ trang kiếm hiệp Trung Quốc.

Thần điêu đại hiệp được Kim Dung chỉnh sửa nhiều lần. Bản mới nhất có nhiều điểm khác biệt so với bản đăng đầu tiên.

Sẽ không quá đáng nếu có nhiều khán giả tôn thờ “Thần Điêu năm 95”, đây chính xác là cách gọi của rất nhiều khán giả ở Việt Nam. Đến nỗi dù phiên bản năm 2006 của Huỳnh Hiểu Minh và Lưu Diệc Phi được nhiều khán giả trẻ yêu thích, đưa tên tuổi Lưu Diệc Phi lên tầm cao mới thì “Thần Điêu năm 95” vẫn là một tượng đài không thể gãy đổ.

Dương Quá cũng là vai diễn ghi dấu mạnh mẽ nhất trong nghiệp diễn của Cổ Thiên Lạc còn Lý Nhược Đồng cũng nhờ nhân vật Cô Long mà có danh hiệu “minh tinh cổ trang”. Bộ phim còn giới thiệu thành công Trương Khả Di qua vai diễn Trình Anh.

Trên đây đã tổng hợp một số bộ phim cổ trang Kim Dung đình đám khiến khán giả mất ăn mất ngủ. Mỗi lần nhắc đến, chúng ta lại hồi tưởng về “tuổi thơ dữ dội” của bản thân mình!

Rate this post